Tôi gặp anh Lê Huy Tiến, người chủ của thương hiệu cũng là bàn tay đứng sau từng đôi giày của CNES. Tuy anh cũng làm người làm ăn, nhưng cũng là người làm nghề. Không gắn liền với hình ảnh quần áo chỉnh tề, anh nhìn giống phong cách của một kỹ sư hơn. Phảng phất nét mộc mạc, chân chất nhưng vẫn đầy sự hiểu biết trong từng câu nói (nói thế thôi chứ anh này nói sõi cả tiếng Nhật). Nhân vật này là người đặt từng viên gạch đầu tiên của dây chuyền làm giày của CNES vốn đã gần 10 năm. Anh đào tạo từng chu trình, từng người thợ tại đây.

Lê Huy Tiến – Từ một người thợ đóng giày lành nghề thành người chủ một xưởng giày CNES

Anh Lê Huy Tiến sinh năm 1976 tại Miền Tây. Trước đây, niềm đam mê của anh là đóng giày, bản thân cũng là người trải qua nhiều chức vị tại các xưởng giày của Nhật. Sau một thời gian đi làm, anh thấy mình phải làm gì đó với nền giày da thủ công tại Việt Nam khi nhận thấy kĩ năng đóng giày của thợ ở Việt Nam không thua kém gì những người thợ tại Nhật Bản.

Thế là, 1994 anh quyết tâm gom góp vốn với một vài người bạn và sau đó mở xưởng đóng giày. Cho đến năm 1997 sau khi thất bại vì vốn không đủ anh lại sang Nhật học chuyên sâu về kỹ nghệ đóng giày. 3 năm miệt mài học tập ở đất khách, năm 2000 doanh nhân quay trở về Việt Nam mở rộng xưởng cũ và cũng từ đây tiên phong đi đầu trong lĩnh vực giày da Việt Nam.

Lê Huy Tiến - Founder và CEO của CNES Shoemaker
Lê Huy Tiến – Founder và CEO của CNES Shoemaker

Được biết, anh Lê Huy Tiến cũng là người Việt Nam đầu tiên được đào tạo bài bản về giày tây, sau đó về Việt Nam làm kỹ sư trưởng cho một công ty giày của Nhật. Ở đây anh đào tạo và xây dựng toàn bộ đội ngũ sản xuất của công ty này rồi sau đó tách ra gây dựng một nhà máy riêng từ cách đây chục năm cho tới giờ là CNES.

Trùng hợp thay, hôm tôi tới cũng là hôm anh đang đón tiếp rất nhiều đối tác từ Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản, họ bàn tán khá sôi nổi, có đại diện đến để xem các mẫu giày nam mới nhất, có đại diện thì đã đặt và tới để kiểm tra chất lượng lô hàng họ sắp tiếp nhận.

Sau đó là chuyến thăm quan các công đoạn của dây chuyền. Tại đây chia làm từng phòng xử lý các công đoạn chuyên biệt để hoàn thiện một đôi giày. Các phòng này sau khi hoàn thành thì sẽ chuyển sản phẩm tới phòng tiếp theo để hoàn thiện, có thể liệt kê gồm: phòng vẽ dưỡng, phòng cắt, phòng đóng Form, đội đục lỗ, đội khâu giày… Cứ thế từng phòng xong thì sẽ chuyển sản phẩm để phòng tiếp theo hoàn thành tiếp. Đặc biệt phòng làm dưỡng (vẽ pattern) tại đây sử dụng nhân sự là người Nhật để làm. Đi được một lượt, tôi mới thấy đóng được một đôi giày nó phức tạp như thế nào, hàng loạt công đoạn phức tạp và kỳ công để tạo ra một đôi giày trau chuốt. Và mặt khác, nếu chỉ cần một lỗi nào đó trong các công đoạn này phát sinh dù cho là gần như hoàn chỉnh, thì đôi giày phải bỏ đi.

Nói về các sản phẩm được làm tại, nổi bật nhất có lẽ phải nhắc tới giày làm Handwelted. Đội này có chừng năm người, được đào tạo cẩn thận để làm. Handwelted là kỹ thuật cổ điển của goodyear và cũng là kỹ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ nhất của làm giày. Làm cũng khá kỳ công, như tôi quan sát thì một người khâu thoăn thoắt thì mỗi ngày mới chỉ làm được bốn tới năm đôi giày. Chuyện làm giày chất lượng vốn đã khó về kiến thức, nhưng nó còn khó bởi cả máy móc, bởi ngoài handwelted thì kỹ thuật goodyear welted ngày nay đều dùng máy, mà mỗi chiếc máy đều tiền tỉ. Hay thay, tại CNES có đủ và thậm chí là đơn vị duy nhất có cả máy khâu được cấu trúc Norwegian. Ngoài ra thì hôm tôi tới còn thấy đang làm cả một đợt giày Bologna.

Xưởng giày thủ công của ông Lê Huy Tiến có thể sản xuất 200 đôi giày mỗi ngày

Anh Tiến cũng khá tự hào “khoe” với tôi khi hiện tại mỗi ngày nhà máy của anh có thể ra lò hơn 200 đôi giày Goodyear Welt các loại, đối với loại giày kỳ công như này thì đây cũng hẳn là con số đáng nể. Dù sao chúng ta cũng nên tự hào, vì nhờ anh Tiến chúng ta mới chính thức có một shoemaker Việt Nam.

Về khu nguyên liệu, tôi có thể thấy hàng tá da từ các nhà thuộc da (tannery) danh tiếng của Pháp và Ý như: Annonay từ Pháp, Incas và Polaris từ Ý.

Lê Huy Tiến - Founder và CEO của CNES Shoemaker
Một sản phẩm giày Oxford bắt mắt tại CNES

Về khu lưu trữ phom giày, hay thứ mà người ta thường gọi là last. Đây là trái tim để quyết định nên hình dáng của mỗi đôi giày. Tại CNES, kho last được chia làm các kệ xếp song song thành hai giá, dài tới hơn 1/3 xưởng. Ngoài ra tôi cũng được “soi” trước một số mẫu last mới và thậm chí cả last bespoke của một vài vị khách sộp của CNES.

Anh Lê Huy Tiến tâm sự rằng, để thương hiệu giày CNES của ông phát triển vượt trội như ngày hôm nay đều là nhờ vào niềm đam mê và quyết tâm đưa những đôi giày da thủ công của Việt Nam giới thiệu đến bạn bè Quốc tế. Bên cạnh đó cũng không thể kể đến công sức của những người thợ đầy nhiệt huyết, tỉ mỉ đã bỏ rất nhiều công sức gắn bó với anh phát triển chất lượng giày da trong năm tháng miệt mài vừa qua.

CNES của anh Nguyễn Huy Tiến cho đến thời điểm hiện tại không còn là thương hiệu “non trẻ” như ngày đầu nữa. Giờ đây, mọi người sẽ nhìn thấy CNES ở 8 chi nhánh tại các tỉnh khác nhau trong nước và hiện đã có mặt tại thị trường khó tính nhất là Singapore và Hàn Quốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *