Một trong những yếu tố quyết định đến giá cũng như thời gian sử dụng của một đôi giày tây đó chính là cấu trúc giày. Bạn có biết đôi giày mình đang mang được làm theo phương pháp, cấu trúc gì không? Có bao giờ bạn thắc mắc về sự khác biệt giữa một đôi giày $100 và đôi giày $1000? Thường thì người ta sẽ đánh giá qua chất lượng da, thương hiệu, quốc gia,… nhưng yếu tố quan trọng quyết định đến sự khác biệt đó chính là các loại cấu trúc đế giày.

Các loại cấu trúc đế giày quyết định độ bền và giá tiền của một đôi giày

Cấu trúc đế giày

Nói về cấu trúc là nói về phương pháp mà thông qua đó, mũi giày và đế giày được gắn vào với nhau. Để dễ đi vào tìm hiểu, chúng ta cần làm rõ một số thuật ngữ liên quan đến giày tây:

cac loai cau truc de giay_1

The upper (Mũ giày): Đây là phần da hay chất liệu của đôi giày có thể thấy được, nằm trên phần đế giày. Phần mũ giày sẽ được chia ra thành nhiều phần khác nhau (mũi giày, gót giày, phần lỗ thắt dây,..) và chúng sẽ có nhiệm vụ bảo vệ đôi chân của bạn.
The insole (Đế trong): Là phần chất liệu bên trong mà chân bạn trực tiếp tiếp xúc vào khi mang giày.

The outsole (Đế ngoài): Là phần chất liệu nằm dưới cùng và bên ngoài của phần đế, nơi sẽ tiếp xúc trực tiếp với mặt đất khi di chuyển.

The Welt: Có ở những cấu trúc giày cao cấp, nó là miếng da được khâu xung quanh, phần đế ngoài của giày. Nó có nhiệm vụ liên kết phần mũ giày và đế ngoài.

The last (Khuôn giày): Mô hình 3D giúp tạo nên hình dạng của một đôi giày. Nó được dùng cho cả việc thiết kế và cấu trúc giày.
Với những lý thuyết căn bản trên, bây giờ bạn đã có thể bắt đầu tìm hiểu về cấu trúc giày. Sẽ có 3 cấu trúc quen thuộc nhất đó là: dán keo, Blake (hay còn gọi là McKay) và Goodyear. Mỗi phương pháp sẽ có những điểm mạnh và hạn chế khác nhau nên khó có thể nói được đâu là lựa chọn tốt nhất cho tất cả mọi người.

Dán keo

Đây là phương pháp rẻ nhất, nhanh nhất và quen thuộc nhất trong việc gắn đế cho một đôi giày. Sau khi mũ giày đã được định hình và hoàn thành, phần đế giày sẽ được gắn trực tiếp vào bằng keo, sẽ không sử dụng Welt giày.

Ưu điểm: Đây là phương pháp rẻ và nhanh nhất để gắn đế cho một đôi giày, có mức giá ổn và được ưa chuộng nhất trong sản xuất giày so với phương pháp có dùng welt. Đây cũng là phương pháp tốt nhất để gắn đế cho những đôi giày dùng trong cuộc sống thường ngày. Nó là lựa chọn hàng đầu cho những kiểu dáng sneaker, chukka, buckles hay những loại giày có đế cao su.

cac loai cau truc de giay_1

Hạn chế: Việc rẻ và nhanh chóng để gắn đế giày vào cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của mối liên kết giữa mũ giày và đế giày. Đây cũng là một phương pháp hạn chế về việc sửa chữa giày. Khi phần mũ và đế giày bị rời ra, tốt nhất bạn nên mua một đôi giày mới thay vì sửa lại nó.

Cấu trúc Blake (Phương pháp McKay)

Một trong 2 phương pháp chính có sử dụng welt giày, Blake là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất. Đây cũng là phương pháp chịu sự tác động của cách mạng công nghiệp bởi những đường may được thực hiện bên trong giày, nó không thể nào được hiện bằng tay.

cac loai cau truc de giay_1

Với phương pháp Blake, phần mũ giày sẽ được bao xung quanh phần đế trong và kẹp giữa đế trong và đế ngoài. Tất cả sẽ được gắn lại với nhau chỉ bằng một đường khâu.

Ưu điểm: Bởi vì Blake là cấu trúc đơn giản hơn Goodyear nên chi phí cũng sẽ thấp hơn. Và với phương pháp này thì giày cũng có thể được sửa nếu bị hư hại trong thời gian sử dụng. Đây cũng là lựa chọn hàng đầu nếu bạn đang tìm kiếm cho mình đế close-cut. Bởi vì sẽ không có đường chỉ may ra ngoài, toàn bộ phần thân của đế ngoài sẽ được cắt sát vào phần mũ của giày. Và cuối cùng, phần đế của cấu trúc Blake cũng ít hơn Goodyear nên nó cũng tạo nên sự thuận tiện hơn cho người mang.

Hạn chế: Với cấu trúc Blake, một đôi giày có thể được sửa chữa nếu như bị hư hỏng, tuy nhiên nó lại phải cần đến máy chuyên biệt để sửa nên đôi khi sẽ tốn khá nhiều chi phí cho việc này. Việc ít các lớp hơn trong đế giúp cho đôi giày nhẹ và thuận tiện hơn tuy nhiên nó cũng làm giảm khả năng chống nước. Nước sẽ có thể dễ dàng và nhanh chóng thấm vào bên trong đôi giày. Ngoài ra thì có một số quý ông lại cảm thấy khó chịu với những đường khâu giấu chỉ.

Cấu trúc Goodyear

Đây là phương pháp lâu đời nhất, tốt nhất và có thời gian sử dụng lâu nhất trong 3 phương pháp. Nó có thể được thực hiện bằng tay, bằng máy và phải trải qua rất nhiều công đoạn.

Bước đầu tiên trong quy trình sẽ là chuẩn bị đế trong cho việc khâu. Nó được thực hiện bằng cách tạo ra một phần “sườn” vuông góc, băng qua phần đế trong. Những người thợ làm giày có thể tạo sườn bằng cách cắt hoặc đục phần đế trong hoặc cũng có thể sử dụng những chất liệu khác như vải lanh.

cac loai cau truc de giay_1

Bước thứ 2 đó là khuôn cho giày. Nó được thực hiện bằng cách căng phần đế ngoài ra khuôn giày và gắn vào đó cùng với cả phần đế trong.

Phần thứ 3 là welt giày. Tại bước này, chỉ dành riêng cho giày sẽ được khâu qua welt giày, mũ giày và sườn đế trong. Qua một đường khâu riêng khác, welt giày sẽ được gắn vào đế ngoài. Hai đường khâu này sẽ dùng phương pháp khâu khóa, có nghĩa là những đường khâu sẽ không bị rối, chồng lên nhau.

Ưu điểm: Với phương pháp khâu 2 đường chỉ như thế này giúp cho giày dễ dàng được sửa chữa nếu có hư hỏng. Bởi vì phần welt giày sẽ như là phần đệm giữa phần đế trong và đế ngoài, bỏ phần đế cũ đi và thay phần đế mới vào có thể được thực hiện bằng máy hoặc bằng tay mà không cần đến một máy chuyên biệt nào. Những lớp được thêm vào đế giày giúp nó chống nước và hỗ trợ tốt hơn cho đôi giày.

Hạn chế: Bởi những yêu cầu khắt khe về chất liệu được thêm vào khiến chi phí của một đôi giày có cấu trúc Goodyear khá cao. Những lớp được thêm vào đế giày làm cho giá của nó cũng không thể nào linh hoạt như những phương pháp khác được.

Sẽ không có một phương pháp nào được gọi là tốt nhất vì nó phụ thuộc vào những mục đích khác nhau của người dùng. Hầu hết các quý ông ai cũng sẽ sở hữu cho mình một, hai đôi giày kiểu dáng cổ điển “mang cả đời” với cấu trúc goodyear. Ngoài ra thì họ cũng sở hữu thêm nhiều nhưng đôi giày phong cách, thời trang với cấu trúc Blake. Và cuối cùng là những đôi giày với chi phí thấp hơn, được sử dụng linh hoạt hơn với phương pháp dán keo cho cuộc sống thường nhật. Tại TP.HCM hiện nay, có CNES shoemakers chính là một trong những thương hiệu hàng đầu đóng giày chuyên nghiệp, những đôi giày này đã được xuất khẩu đi Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản…trở thành điểm đến yêu giày của các quý ông lịch lãm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *