Giày bị bốc mùi hôi sẽ làm bạn thấy lúng túng, ngại tiếp xúc với mọi người. Vì vậy, bạn nên biết cách giữ gìn đôi chân sạch sẽ, đồng thời khử mùi cho giày sẽ giúp cho bạn trở nên thoải mái hơn và không còn cảm thấy khó chịu khi mang giày nữa. Loại bỏ mùi hôi giày nhanh chóng với baking Soda, tuyệt chiêu đơn giản nhưng ít người biết đến. Mẹo loại bỏ mùi hôi giày bằng baking soda sẽ giúp bạn nhanh chóng giải quyết vấn đề chỉ trong một nốt nhạc ! Cùng đọc kĩ hơn qua bài viết dưới đây dưới sự chia sẻ của CNES Shoemaker bạn nhé.
Mục Lục
Khử mùi hôi giày bằng baking soda có thật sự hiệu quả ?
Nguyên nhân gây ra mùi hôi giày khó chịu
- Bàn chân con người là nơi quy tụ hơn 2500 tuyến mồ hôi, đây là lí do khiến đôi chân của bạn là nơi đổ mồ hôi nhiều hơn bất cứ nơi nào trên cơ thể. Với nhiều người đi giày, nhất là khi giày bata ngày càng có nhiều kiểu dáng và nhiều công năng đang được thịnh hành như hiện giờ. Việc đồ mồ hôi chân sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và gây mùi hôi khó chịu cho đôi giày của bạn.
- Có 3 loại da chính thường gặp đó là: da khô, da thường và da dầu. Da dầu chính là loại da sẽ có khả năng bị mùi hôi chân nhiều nhất bởi vì da luôn luôn thiếu độ ẩm. Do vậy, cơ thể phải giúp tiết ra nhiều độ ẩm hơn nhưng lại gặp lỗ chân lông bị bít tắc từ đó đã gây mùi.
- Hôi chân còn có thể đến từ vi khuẩn ở lớp sừng tích tụ lâu ngày trên chân. Các vi khuẩn này phát triển qua thời gian dài, trở thành hiện tượng nấm kẽ gây ra ngứa ngáy và phát mùi hôi ở đôi chân.
- Nếu quá 1 ngày bạn chưa thay tất, quá 1 ngày chưa giặt tất thì bạn đã vô tình tiếp tế thức ăn cho vi khuẩn trú ngụ ở lòng bàn chân phát triển và gây mùi thêm. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hôi chân chính là do bạn lười vệ sinh cho đôi chân của mình. Để chấm dứt hiện tượng hôi chân, điều đầu tiên bạn cần đó là phải vệ sinh thật sạch bàn chân, tất chân và giày của mình hàng ngày.
- Theo lời khuyên của bác sĩ, đôi giày của bạn nên được giặt sau 4 đến 5 lần sử dụng. Nếu bạn lười thay giày, liên tục mang 1 đôi giày hết ngày này qua ngày khác thì bạn đã vô tình chứa chấp cả một ổ vi khuẩn gây mùi.
- Bạn có biết rằng bệnh hôi chân cũng có thể lây từ người khác không? Nếu đi chung giày với người bị hôi chân, rất dễ dàng những vi khuẩn gây hôi chân cũng sẽ ghé thăm và trú ngụ lại chân của bạn.
Nhiều khi đôi giày của bạn còn có mùi rất khó chịu kiểu như mùi nấm mốc chứ không phải mùi ẩm bình thường giống mùi hôi. Nếu bạn muốn biết cách loại bỏ đi tình trạng giày có mùi nấm mốc hãy chịu khó tìm hiểu, nhất là trong mùa mưa.
Baking soda có thể giải quyết tất cả các vấn đề về mùi hôi
Không quá xa lạ, baking soda trở nên quen thuộc trong mọi gian bếp của gia đình. Công dụng chính của nó là bột nở dùng để làm bánh. Nhưng ngoài lợi ích này, baking soda còn được đánh giá cao trong việc chăm sóc sắc đẹp, khử mùi hiệu quả.
Baking soda là dạng bột màu trắng, dễ hòa tan trong nước, có vị mặn. Loại bột này có khả năng hút ẩm, thấm nước và khi gặp môi trường axit sẽ gây sủi bọt.
Nhờ tính năng hút ẩm mà người ra thường dùng baking soda để ngăn ngừa thực phẩm bị ẩm và bị hư. Đồng thời, nó còn giúp loại bỏ mùi hôi nhanh chóng. Điều này được mọi người ứng dụng vào cách khử mùi hôi của giày, tẩy rửa các vật dụng trong gia đình.
Chính vì tác dụng tuyệt vời này, nhiều người đã dùng loại bột này để loại bỏ mùi hôi giày, ngăn ngừa ẩm mốc và vi khuẩn gây mùi có điều kiện phát triển.
- Cách làm như sau :
Trước khi thực hiện, bạn cần đảm bảo giày khô ráo nhất có thể nhé. Sau đó lấy khoảng 2 muỗng bột baking soda cho vào trong đôi giày. Dùng tay lắc giày nhẹ nhàng để phần bột được rải đều xuống tới vị trí đầu mũi giày. Giữ như vậy cho đến sáng hôm sau là được.
Áp dụng như cách này, baking soda sẽ hấp thu hết độ ẩm, giảm khả năng phát triển của nấm mốc và vi khuẩn gây mùi hiệu quả. Đồng thời, nó còn loại bỏ mùi hôi giày nhanh chóng hơn.
Sáng hôm sau, bạn chỉ cần đổ bỏ phần bột baking soda ra là có thể sử dụng được như bình thường. Không cần thiết phải giặt sạch giày sau đó vì để giữ lại lượng bột nhỏ trong giày để hút ẩm và khử mùi tốt hơn.
Ngoài cách dùng baking khử mùi hôi của giày này, bạn còn có thể sử dụng các biện pháp tương tự khác như muối ăn, bã cà phê, bã trà, bột phấn rôm, … Chỉ sau lần thực hiện đầu tiên, hiệu quả sẽ không làm bạn thất vọng.
Phòng bệnh hơn chưa bệnh hôi chân bằng những “lưu ý ” sau :
- Không đi chân đất: Đi chân đất dễ khiến các vi khuẩn bám vào bàn chân, khi rửa chân không sạch mà đi giày vào sẽ khiến bạn có mùi ở chân. Vì thế, hãy đi dép trong mọi trường hợp, bất đắc dĩ lắm thì mới không đi được.
- Rửa chân sạch sẽ: Khi tắm hoặc sau khi lao động, bạn phải luôn rửa chân sạch sẽ, sau đó để khô ráo chân mới đi giày. Đi giày khi chân chưa khô dễ khiến giày bị ẩm mốc và bốc mùi, bạn nên lưu ý nhé.
- Thay vớ thường xuyên: nếu bạn thường xuyên bị ra mồ hôi chân thì nên dùng 3 – 4 đôi vớ/ngày. Đây là nơi vi khuẩn thường xuyên lưu trú và có thể gây mùi khi có điều kiện thuận lợi.
- Hạn chế ăn thực phẩm có mùi: gia vị cay nóng, sầu riêng, hành, tỏi sẽ tiết ra mùi hôi khi chúng ta sử dụng nhiều.
Với những đôi giày đã quá hạn sử dụng, có hiện tượng mất form và mùi giày đã ám vào giày, khử cách gì cũng không hết có lẽ bạn nên suy nghĩ đến việc sắm sửa cho bản thân đôi giày da nam mới và giữ gìn nó thật kỹ, loại bỏ đi những thói quen xấu gây ẩm giày như trước.