Là người đầu tiên tiên phong dẫn đầu trong lĩnh vực giày da thủ công, đã trải qua cơ man nào là đắng cay, rất nhiều lần thất bại, nhưng sự khác biệt trong chiến lược kinh doanh đã đưa anh Lê Huy Tiến về đích một cách chậm mà chắc.

Lê Huy Tiến học hỏi chiến lược kinh doanh sáng tạo của Nhật để phát triển thương hiệu CNES

Cũng là một người thợ làm giày chuyên nghiệp, khi còn làm trong các xưởng giày của Nhật, anh Lê Huy Tiến được đánh giá về năng lực vô cùng cao, thế nhưng anh cũng học hỏi từ họ rất nhiều về cả chuyên môn lẫn chiến lược kinh doanh đầy sáng tạo và khôn ngoan.

Kinh doanh không thể “ăn xổi ở thì” không thể “hớt váng”, với người Nhật, họ luôn hướng đến tiêu chí bền bỉ, chất lượng và sự cam kết lâu dài. Những đôi giày của Nhật làm ra họ hướng đến đối tượng giàu có, con mắt thẩm mỹ cao và biết nhận định chất lượng của một đôi giày. Xưởng của họ một ngày làm ra chỉ trên dưới 100, 200 đôi giày thôi, nhưng những đôi giày ấy thực sự chất lượng đến nỗi khách hàng không tìm ra được bất cứ yếu điểm gì.

Lê Huy Tiến - Founder và CEO của CNES Shoemaker
Lê Huy Tiến – Founder và CEO của CNES Shoemaker

Khi các doanh nghiệp Việt chọn sản xuất giày hàng loạt, chưa đạt chuẩn về chất lượng lẫn dáng hình thì anh Lê Huy Tiến lại học tập theo chiến lược kinh doanh của Nhật Bản và thị trường Châu Âu. Sự chỉnh chu, tinh tế, tỉ mỉ và chất liệu tốt chính là điểm khác biệt lớn nhất trong kinh doanh của anh.

Phần còn lại là sáng tạo sao cho kiểu giày trông thật có hồn, thẩm mỹ và độc đáo nhất. Mỗi đôi giày tây nam của anh Lê Huy Tiến tạo ra đều rất phá cách, hướng tới đối tượng thành công, có địa vị trong xã hội. Đa phần tầng lớp này họ rất nổi bật, lúc nào cũng có 1 phong cách, khí chất và thần thái riêng. Anh Lê Huy Tiến cho rằng, nhiệm vụ của anh là sáng tạo sản phẩm sao cho đôi giày ấy thể hiện được hết cốt cách của người sẽ chọn mang nó bằng chất liệu tốt nhất, công nghệ tốt nhất thì lúc này anh mới gọi là thành công.

Nhờ chiến lược kinh doanh khác biệt, Lê Huy Tiến nhận được lượt đặt hàng ngàn đơn từ Nhật Bản

Mỗi ngày xưởng rộng 1500m2 của anh Lê Huy Tiến có thể sản xuất ra 200 đôi giày và cần đến 150 người thợ. Nhân công thì nhiều, giày sản xuất ra lại ít, do đôi giày này được khâu hoàn toàn bằng tay nên không như máy có thể sản xuất ra hàng ngàn đôi mỗi ngày. Và cái gì ít thì cũng chất lượng hơn.

Đi nhiều, học hỏi nhiều và biết nhiều, anh Lê Huy Tiến nhận ra rằng xưởng của anh sản xuất như vậy rất năng suất bởi các xưởng nước ngoài hầu như chỉ 1 đến 2 xưởng sản xuất được sản lượng tương đương như vậy. Anh cũng nhận biết được rằng, tay nghề những người thợ của Việt Nam cao hơn, giỏi hơn cả những người thợ của Nhật thế nên anh rất tự tin về sản phẩm của mình, quyết tâm đưa sản phẩm ra thị trường Quốc tế.

Lê Huy Tiến - Founder và CEO của CNES Shoemaker
Sản phẩm giày da nam của anh Lê Huy Tiến

Những năm vừa qua, anh liên tục nhận được đơn hàng ngàn đôi từ các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Và điều đó cũng đồng nghĩa với việc, chiến lược kinh doanh sáng tạo của anh đang đi là đúng hướng.

Tạo ra được đôi giày như anh Lê Huy Tiến cũng thật cầu kỳ làm sao, tất cả da giày đều phải được nhập khẩu từ Châu Âu như Ý và Pháp, công nghệ sản xuất giày Goodyear Welt đạt chuẩn tốt nhất thế giới, đôi giày ra đời dưới bàn tay của những người thợ yêu nghề có tuổi nghề hàng chục năm. Và vì như thế mà những đôi giày của anh luôn luôn khác biệt và được cam kết về chất lượng.

Với chiến lược kinh doanh sáng tạo, khác biệt như của anh Lê Huy Tiến, CNES của anh đã ngày một mở rộng thêm chi nhánh, cho đến nay đã phát triển được 8 chi nhánh tại các tỉnh thành trong nước, trong đó có 2 chi nhánh ở Hàn Quốc và Singapore. Không thể sản xuất 1000 đôi giày mỗi ngày, nhưng mỗi đôi giày của anh Lê Huy Tiến sản xuất đều là ngàn đô và điều đó khiến anh cảm thấy hài lòng yêu nghề của mình hơn nữa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *